Một trong những thứ nhà tuyển dụng tìm kiếm đầu tiên ở ứng viên chính là technical skills, xem xét độ phù hợp với công việc mà họ đang tuyển dụng. Nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những ứng viên có kỹ năng tốt vì vậy việc lựa chọn technical skills và sắp xếp chúng trong CV cũng có khả năng quyết định bạn có qua được vòng này hay không.
Mục Lục
Technical skill là gì?
Technical skill là tài năng và chuyên môn mà cá nhân sở hữu thông qua học tập cũng như kinh nghiệm làm việc giúp họ thực hiện nhiệm vụ hoặc công việc nhất định. Kĩ năng này khác với kĩ năng mềm.
Technical skill là kỹ năng hoàn hảo mà bạn có thể liệt kê trên sơ yếu lí lịch bởi nó làm nổi bật khả năng và điểm mạnh của mình. Tuy nhiên, không phải technical skill cũng liệt kê, danh sách nên phù hợp với công việc. Đây sẽ là cơ hội lớn để được tuyển dụng.
>>> Xem thêm: Sales là gì? Những kỹ năng cần thiết đối với một Sales
Tầm quan trọng của technical skill trong marketing
Sự chuyển đổi kỹ thuật số và sự bùng nổ của dữ liệu yêu cầu các marketer phải có kỹ năng phân tích, đánh giá và đồng thời đưa ra các giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp. Các nhà tiếp thị thường sử dụng dữ liệu kết nối để tạo ra các chiến dịch sáng tạo, chuyển đổi mọi người thành khách hàng và giữ chân người dùng.
Những marketer có nhiều kỹ năng chuyên môn sẽ là ứng cử viên sáng giá cho các vị trí cấp cao cũng như có mức lương cao hơn.
Kĩ năng kĩ thuật đòi hỏi những gì?
Kĩ năng lập trình và mã hóa: Đây là kĩ năng không chỉ dành cho các lập trình viên. Những kĩ năng này còn phù hợp với nhân viên công nghệ, người quản lý dự án và đội ngũ chăm sóc hoặc điều phối dự án.
Quản lí dự án: Khả năng điều phối nguồn tài nguyên hợp lí, con người và ngân sách hiệu quả là một trong những kĩ năng kĩ thuật tốt nhất mà bạn có thể có. Một người quản lí dự án có trình độ có thể thực hiện các dự án hiệu quả hơn, giải quyết các vấn đề nhanh chóng và tiết kiệm tiền cho công ty.
Phân tích dữ liệu: Cung cấp cho doanh nghiệp thông tin quan trọng mà họ cần để giữ thị phần và xây dựng lợi thế cạnh tranh. Nó có thể là một nhiệm vụ phức tạp nhưng việc phân tích dữ liệu tốt có thể giúp hoạt động tiếp thị và bán hàng hiệu quả hơn.
Bảo mật thông tin: Rò rỉ dữ liệu có thể tác động nặng nề đối với doanh nghiệp, từ việc kinh doanh thua lỗ đến thiệt hại không thể khắc phục đối với thương hiệu. Vì thế, nhu cầu về các chuyên gia bảo mật kĩ thuật ngày càng tăng.
Phân biệt kĩ năng kĩ thuật và kĩ năng mềm
Trong quá trình tuyển dụng, nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên có cả kĩ năng kĩ thuật và kĩ năng mềm. Ví dụ về kĩ năng cứng bao gồm chứng chỉ hoặc bằng cấp trong các ngành cụ thể, thành thạo hoặc trôi chra một ngoại ngữ, vận hành hiệu quả máy móc cụ thể và khả năng lập trình máy tính.
Kĩ năng mềm khác với kĩ năng kĩ thuật ở chỗ khó xác định. Kĩ năng mềm vốn có liên quan đến tính cách hoặc bản chất của một cá nhân. Những kĩ năng này đôi khi được gọi là kĩ năng xã hội hay kĩ năng kết nối con người.
Kỹ năng nào nên xuất hiện trong CV của marketer chuyên nghiệp
Dưới đây là những kỹ năng hàng đầu theo Indeed mà các marketer nên xem xét và thêm vào sơ yếu lý lịch:
- Điện toán đám mây
- Trí tuệ nhân tạo
- Lãnh đạo bán hàng
- Kỹ năng ngoại ngữ tốt
- Phát triển ứng dụng di động
- Sản xuất video
- Sản xuất âm thanh
- Quản lý nguồn nhân lực
- Thiết kế UX
- Tiếp thị SEO/SEM
- Kỹ năng sáng tạo
- Kỹ năng hợp tác
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng thuyết phục
>>> Xem thêm: Design là gì? Công việc và kỹ năng cần có của một designer
Kết luận:
Marketer phải luôn trau dồi thêm cho mình những kỹ năng phù hợp với bản thân và công việc hiện tại. Sau khi tìm hiểu technical skill là gì hãy trau dồi thêm các kỹ năng mới khi cần thiết và có thể áp dụng chung thường xuyên. Dù ứng tuyển ở vị tri nào nhà tuyển dụng đều muốn ứng viên có các kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc.