Khi Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ vào năm 1995 thì KFC là một trong những thương hiệu đầu tiên đặt chân vào Việt Nam. Đây được xem là sự mạo hiểm vì Việt Nam là một thị trường vô cùng mới mẻ. Tuy nhiên, KFC lại đạt được sự thành công lớn so với các thương hiệu nước ngoài khác. Để có được điều này thì quy trình chiến lược marketing của KFC đóng vai trò then chốt. Cùng tìm hiểu chiến lược marketing mix của KFC để xem nó có gì đặc biệt mà khiến KFC trở thành ông lớn trong ngành đồ ăn nhanh Việt Nam.
Mục Lục
Chiến lược marketing của KFC – Du nhập để phát triển
KFC là từ viết tắt của từ Kentucky Fried Chicken, đây là thương hiệu được phát triển từ Harland Sanders với mục đích ban đầu để mưu sinh. Sau này, nó trở thành một trong những hệ thống đồ ăn nhanh lớn nhất trên thế giới. Với hơn 1 tỷ bữa ăn tối tại nhiều quốc gia trên thế giới, hiện nay KFC có tới hơn 20 nghìn nhà hàng ở hơn 100 quốc gia khác nhau. KFC nổi tiếng với món gà rán truyền thống được tạo bởi nhiều loại thảo mộc, gia vị khác nhau. Với hương vị độc đáo và cách phục vụ thân thiện nên đã giúp KFC thành công ở VIệt Nam.
Năm 1997 được xem là năm của sự khởi đầu KFC Việt Nam, dưới đây là những cột mốc đáng nhớ của KFC tại thị trường Việt Nam.
- Tháng 12/1997: Mở cửa hàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Tháng 12/1998: Mở cửa hàng tại Đồng Nai
- Tháng 6/2006: Mở rộng thị phần ra Thủ đô Hà Nội
- Tháng 5/2008: Tiến công ra miền trung cụ thể là thành phố Huế
- Năm 2011: Mở hàng loạt các cửa hàng KFC tại: Nha Trang, Long Xuyên, Quy Nhơn, Phan Thiết, Hải Dương
- Năm 2013: Mở tại thị trường mới nổi là thành phố Hạ Long
Với sự phát triển rộng rãi hiện nay thì KFC đã có tới hàng trăm cửa hàng tại nhiều thành phố trên cả nước. Điều đó cũng khiến tạo ra việc làm cho hàng ngàn nhân lực. KFC đã mất 10 năm chịu lỗ và nỗ lực không ngừng mới trở thành thương hiệu quen thuộc của người dân Việt Nam.
Chiến lược marketing của KFC tại Việt Nam
Chiến lược marketing Mix của KFC để bản địa hóa địa phương nhằm chinh phục thị trường người Việt Nam, dưới đây là tổng quan chiến lược “bản địa hóa” của KFC.
Chiến lược sản phẩm của KFC (Product) – Đông Tây kết hợp hoàn hảo
Các sản phẩm của KFC đều thơm ngon và hấp dẫn với mọi người. Khi nhắc tới sản phẩm trong chiến lược sản phẩm trong Marketing Mix thì phải kể đến ngay sự kết hợp nhiều phương thức tẩm ướp với nhiều hương vị thảo mộc khác nhau. KFC đem tới những vị nguyên bản tới người dân Việt Nam.
Hơn nữa, KFC còn đa dạng hóa sản phẩm của mình mỗi thị trường mà hãng đặt chân tới. Ngoài các sản phẩm truyền thống như gà, burger thì KFC còn phát triển thêm nhiều sản phẩm như cơm gà, bánh mì, bắp cải trộn,… ở thị trường Việt Nam. Cơm gà là một trong những món được KFC tập trung phát triển ở Việt Nam vì nó là món quen thuộc với đáp ứng được tiêu chí “Nhanh, gọn, nhẹ” cho một bữa ăn đủ dinh dưỡng.
Chiến lược giá của KFC
Để tạo ra thực đơn phong phú thì KFC cung cấp nhiều mức giá khác nhau để người dùng thoải mái lựa chọn. Trong những ngày đầu gia nhập thị trường Việt Nam thì người dân vẫn còn chưa quen với hương vị đồ “Tây”. KFC đã sử dụng chiến lược giá xâm nhập thị trường, sử dụng giá thấp để người dân dần quen với thương hiệu sau đó khách hàng sự tự giới thiệu bạn bè tới. Sau 10 năm chịu lỗ thì đến năm 2006 KFC đã có lãi ở Việt Nam.
Sau đó, khi mà KFC có nhiều đối thủ hơn ở Việt Nam thì KFC đã lựa chọn chiến lược giá là cao hơn đối thủ. Đây là chiến lược tâm lý cho khách hàng thấy được việc giá cao đồng nghĩa với việc có chất lượng tốt hơn. Hơn nữa, KFC cũng điều chỉnh giá với các đối tượng khách hàng như ưu đãi riêng cho thành viên có thẻ VIP. Đề xuất những combo giúp khách hàng tiết kiệm chi phí,…
Chiến lược truyền thông của KFC
Có thể nói, trong chiến lược marketing của KFC thì việc truyền thông bán hàng và quảng cáo là thế mạnh của hãng. Họ đã sử dụng nhiều kênh khác nhau như khuyến mãi, quảng cáo và nhiều hoạt động PR khác nhau. Thông qua hoạt động quảng cáo thì KFC chủ yếu giới thiểu những sản phẩm nổi trội của họ đến với khách hàng.
Có thể thấy, KFC tung ra nhiều TVC quảng cáo thương hiệu nhằm mục đích hướng tới nhận thức khách hàng về thương hiệu ngoại nhưng “rất Việt Nam”. KFC đã làm rõ thông điệp qua câu slogan “Vị ngon trên từng ngón tay” của mình. Ngoài ra thì khi mà Social Media phát triển mạnh mẽ thì KFC đã sử dụng Facebook, Instagram và các banner quảng cáo nhằm quảng bá độ phủ của mình với công chúng. Những chiến dịch của KFC thu lại nhiều phản hồi tích cực và tương tác vô cùng lớn. Hơn nữa, khách hàng có thể phản hồi tích cực và tương tác lớn.
Tạm kết
KFC vẫn đứng vững khi mà McDonald’s đánh vào thị trường Việt Nam vì họ đã mất đến 10 năm chịu lỗ để có được ngày hôm nay. Chiến lược marketing mix của KFC thật sự có nhiều điểm tinh tế mà các doanh nghiệp khác cần học hỏi. Vì thế, sự thành công trong chiến lược marketing của KFC tại Việt Nam là điều dễ hiểu.
>>> Xem thêm: Chiến lược marketing của Starbucks