Thương hiệu Milo với hương vị ngọt ngào, béo ngậy đã gắn liền với nhiều thế hệ người Việt. Bên cạnh chất lượng sản phẩm, chiến lược Marketing của Milo cũng đạt được nhiều hiệu quả chiếm được trái tim của người dùng.
Mục Lục
Tổng quan về tập đoàn Nestle
Nestle là một trong những thương hiệu tập đoàn lớn chuyên sản xuất các loại thực phẩm dinh dưỡng được nhiều người trên thế giới biết đến. Thương hiệu dẫn đầu về các thực phẩm dinh dưỡng cùng những ngành khác như cà phê và nước khoáng.
Với hơn 100 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, Nestle đã trở thành thương hiệu lớn sở hữu nhiều sản phẩm nổi bật. Các sản phẩm của Nestle đều được phân bổ ra toàn thế giới.
Về sản phẩm milo trước đây là một trong những sản phẩm đồ uống chủ lực xuất phát từ Australia. Sản phẩm được kết hợp từ sữa và chocolate tạo ra hương vị vô cùng thơm ngon.
Milo là cái tên được đơn vị sản xuất sử dụng bởi nó là cái têm của một vận động viên Hy Lạp. Chiến lược marketing của Milo đã giúp thương hiệu này trở thành một dòng sản phẩm cung cấp năng lượng lớn cho thanh niên.
Khách hàng mục tiêu của Milo
Milo nhắm tới đối tượng khách hàng mục tiêu chính là những thanh thiếu niên có độ tuổi từ 13-18 tuổi. Gia đình có nguồn thu nhập từ thấp đến cao.
Thị trường mục tiêu của Milo
Thị trường mục tiêu của sản phẩm sữa Milo là Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á. Việt Nam là một trong những thị trường sữa tiềm năng trong tương lai. Ngoài ra, người Châu Á có xu hướng sử dụng sữa nhập ngoại, đặc biệt là những hãng sữa bình dân, hợp khẩu vị và tiện lợi. Đây cũng là yếu tố giúp Milo dễ dàng xâm nhập thị trường.
Chiến lược marketing của Nestle – Thương hiệu đa dạng sản phẩm toàn cầu
Chiến lược marketing của Milo
Chiến lược marketing của Milo về sản phẩm
Các dòng sản phẩm của Milo chủ yếu như: MILO Teen Protein & Canxi plus dạng lon 240ml, MILO hộp nhỏ uống liền 115ml, MILO hộp uống liền 180ml, MILO bịch giấy 180ml, Sữa bột MILO nguyên chất 3in1 220g …
Nhằm mang đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, Milo đã không ngừng sản xuất các sản phẩm sữa với hương vị tương đồng. Với việc chú trọng vào việc phát triển bao bì sản phẩm thương hiệu, tạo ấn tượng với khách hàng và kích thích người mua.
Chiến lược giá
Chiến lược giá của Milo phù hợp với các hộ gia đình có thu nhập bình quân hàng tháng khoảng 2.750 USD/năm – theo cục thống kê vào năm 2020. Với nhiều chất dinh dưỡng hơn cả nhưng giá của sữa milo không quá chênh lệch so với các dòng sản phẩm khác. Đây là một trong những chiến lược marketing của Milo khiến cho khách hàng ưu tiên lựa chọn.
Chiến lược phân phối
Để có thể tiếp cận nhiều khách hàng hơn Milo đã xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp cả nước. Chiến lược về phân phối, họ còn 2 kênh cơ bản nhất là bán buôn và bán lẻ.
Ngoài ra, Nestle còn hợp tác với nhiều đại lý trên toàn quốc, các cửa hàng tạp hóa cũng như các siêu thị, trung tâm thương mại,… để mở rộng tầm ảnh hưởng về thương hiệu của mình. Ngoài ra, Milo cũng được bày bán trên các kênh thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,…
Chiến dịch truyền thông của Milo
Về chiến dịch truyền thông, Milo sử dụng phương tiện truyền thông tiếp cận như: Sử dụng TVc, quảng cáo, … Hoạt động truyền thông cũng được mở rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng như Tivi, báo đài, quảng cáo ngoài trời,…
Đặc biệt, chiến lược truyền thông Outdoor của Milo với các sự kiện tiêu biểu như thể thao trên khắp các đất nước mà mình có mặt. Họ tài trợ cho các giải đấu để nâng cao độ nhận diện thương hiệu. Gắn kết sản phẩm của mình với các hoạt động rèn luyện sức khỏe, thể thao để tạo dựng thiện cảm trong lòng khách hàng.
Tại các nền tảng Facebook, Instagram, Youtube,… Milo vận dụng từ quảng cáo cho đến tiếp cận khách hàng để gia tăng doanh số. Một số chiến dịch gây chú ý với cộng đồng mạng như: “Năng động Việt Nam”, chiến dịch tài trợ tạo nhiều giá trị cho cộng đồng Việt,…
Chiến lược marketing của Vinamilk: “Bá chủ” của ngành sữa Việt Nam
Kết luận:
Thương hiệu Milo đã đồng hành cùng người tiêu dùng Việt khá lâu bền. Hiện tại, thị phần của thương hiệu ngày một gia tăng, đó là việc áp dụng đúng đắn chiến lược Marketing của Milo bên cạnh chất lượng sản phẩm cũng như thành phần dinh dưỡng bên trong.