Social Commerce là gì? Làm thế nào để người kinh doanh online bắt đầu với Social Commerce

Social Commerce được nhắc đến trong 2 năm gần đây và xu hướng này được dự báo sẽ còn phát triển nhiều trong những năm tiếp theo. Vậy Social Commerce là gì và làm thế nào để người kinh doanh online bắt đầu với Social Commerce?

Mục Lục

Social Commerce là gì?

Social Commerce hay còn gọi là thương mại xã hội đơn giản là quá trình doanh nghiệp bán sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội. Với hình thức này, quá trình từ trải nghiệm, khám phá, nghiên cứu sản phẩm và thanh toán đơn hàng đều thực hiện trên nền tảng truyền thông xã hội.

Social Commerce là gì?

Khác với các hình thức marketing khác khi bạn trả tiền quảng cáo và thu hút khách hàng đến website, các kênh bán hàng. Với Social Commerce, quy trình tìm hiểu và mua sắm của khách hàng được diễn ra trên MXH mà họ thường dùng. Khách hàng thấy sản phẩm qua bài quảng cáo, livestream….nhắn tin để nhận tư vấn, xem sản phẩm, đặt mua và thanh toán ngay khi đang chat với người bán.

>>> Xem thêm: Top 8 những mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam hiện nay

Vì sao doanh nghiệp nên tận dụng Social Commerce?

Biến việc mua sắm thành trải nghiệm xã hội

Trải nghiệm mua sắm trên những nền tảng mạng xã hội giúp khách hàng tương tác dễ dàng với nhà cung cấp hơn so với việc mua sắm trên sàn thương mại điện tử.

Vì sao doanh nghiệp nên tận dụng Social Commerce?

Khách hàng có thể thoải mái tham khảo ý kiến của bạn bè, người từng mua sản phẩm trước đó. Mỗi nền tảng mạng xã hội chính là nơi khách hàng thể hiện cái tôi và đẳng cấp cá nhân.

Khách hàng không cần đến các trung tâm mua sắm, họ vẫn dễ dàng mua được sản phẩm cần thiết trên chính nền tảng mạng xã hội đang sử dụng.

Cũng bởi có Social Commerce, trải nghiệm mua sắm của khách hàng đã được loại bỏ nhiều rào cản.

Loại bỏ rào cản địa lý, thanh toán

Quá trình mua trên mạng xã hội diễn ra vô cùng đơn giản, xem sản phẩm – click mua ngay – thanh toán. Các gian hàng Social Commerce đã loại bỏ rào cản địa lý, thanh toán, rút ngắn đáng kể hành trình mua sắm.

Thông qua mỗi click chuột, doanh nghiệp sẽ tiếp nhận được khách hàng tiềm năng cho dù họ không quyết định mua ngay. Bên cạnh gian hàng trên nền tảng mạng xã hội, doanh nghiệp cần có thể liên kết với website, dẫn dắt khách hàng một cách tự nhiên.

Tận dụng thị trường rộng lớn

Phần đông nhà nghiên cứu thị trường đều cho rằng, thị trường Social Commerce có khả năng vượt giá trị 735 tỷ USD chỉ trong vòng 3 năm tới. Trong quá trình mở rộng thị phần, cải thiện doanh số bán hàng, doanh nghiệp của bạn không nên bỏ qua việc đưa sản phẩm lên gian hàng trực tuyến. Đây chính nơi doanh nghiệp tiếp cận với một lượng khách hàng khổng lồ.

Một nghiên cứu thị trường cho biết có đến 81% khách hàng mua sắm trực tuyến nghiên cứu sản phẩm qua Instagram và Facebook. Vậy chẳng có lý do gì mà doanh nghiệp không tận dụng mảng thị trường rộng lớn này.

Tiếp nhận phản hồi nhanh chóng

Các nền tảng mạng xã hội là nơi để doanh nghiệp tiếp nhận phản hồi nhanh chóng từ phía khách hàng. Đồng thời doanh nghiệp có thể thu thập thông tin, hành vi mua sắm của nhiều đối tượng khách hàng khá chính xác.

Tất cả danh mục hàng hóa doanh nghiệp đưa lên cửa hàng trực tuyến có cơ hội tiếp cận với khách hàng trên toàn thế giới. Chỉ cần bạn biết chính xác nhóm đối tượng khách hàng thích gì và cần gì, việc tiêu thụ sản phẩm không có gì quá khó khăn.

Mỗi nền tảng mạng xã hội đều cung cấp dữ liệu khá chính xác hành vi, hoạt động của người dùng. Đây chính là nguồn dữ liệu cần thiết giúp doanh nghiệp xây dựng và triển khai chiến dịch Social Commerce.

Nơi lý tưởng để tiếp cận khách hàng thế hệ Gen Z

Khách hàng nằm trong độ tuổi từ 18 đến 34 là nhóm đối tượng có xu hướng mua hàng trực tuyến rất cao.

Theo một nghiên cứu vào năm 2019, có tới 48% người dùng internet tại Hoa Kỳ đều nằm trong độ tuổi này. Họ cũng là nhóm đối tượng khách hàng thường xuyên mua sắm trên mạng xã hội. Với nhóm nhân khẩu còn lại, khoảng 27% bày tỏ quan điểm quan tâm đến việc mua sắm trên mạng xã hội.

Như vậy, các nền tảng mạng xã hội chính là môi trường giúp doanh nghiệp tiếp cận với nhóm khách hàng gen Z, có nhu cầu mua hàng trực tuyến cực lớn.

Làm thế nào để người kinh doanh online bắt đầu với Social Commerce?

Tập trung vào các sản phẩm có giá thấp nhất hoặc sản phẩm tốt nhất

Các sản phẩm có mức giá thấp có thể bán tốt nhất với Social Commerce. Giá thấp khiến người dùng háo hức mua hàng, ít cân nhắc những ưu và nhược điểm khi mua. Còn nếu bạn bắt đầu với những sản phẩm tốt nhất, bạn sẽ tạo được uy tín để tiếp tục tăng trưởng sau này.

Làm thế nào để người kinh doanh online bắt đầu với Social Commerce

Theo báo cáo của eMarketer, các ngành hàng có thể áp dụng tốt Social Commerce là: thời trang, hàng cao cấp, mỹ phẩm và trang trí nhà cửa.

Ứng dụng các công cụ phù hợp

Có rất nhiều lựa chọn để hỗ trợ tốt nhất về Social Commerce. Bài viết này sẽ gợi ý 2 cái tên mà bạn đọc có thể tham khảo: HaraSocial và HaraFunnel.

Cộng tác cùng với những người có ảnh hưởng và khuyến khích cộng đồng chia sẻ sản phẩm của bạn

Những người có ảnh hưởng (KOLs, Influencers) có thể đem đến hiệu quả marketing cho bạn. Ví dụ người mẹ sẽ rất quan tâm nếu có một người phụ nữ khác đăng bài về lý do họ chọn một nhãn sữa nào đó cho con của mình. Bạn sẽ thấy sức mạnh của kênh marketing thông qua người ảnh hưởng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo nội dung viral liên quan đến sản phẩm, từ đó tác động người dùng MXH chia sẻ những nội dung đó.

>>> Xem thêm: Kế hoạch truyền thông và các bước xây dựng kế hoạch truyền thông

Trên đây là một vài thông tin về hình thức Social Commerce là gì cũng như các gợi ý dành cho người mới bắt đầu, hy vọng sẽ giúp các bạn phần nào hiểu rõ về Social Commerce và có thể bắt tay phác thảo những kế hoạch kinh doanh phù hợp, tận dụng tối đa cơ hội mà thị trường mang lại.

Rate this post

Thùy Trang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *