5 lỗi sai cần tránh khi xây dựng chiến lược Influencer Marketing là gì?

So với những chiến lược marketing khác thì chiến lược influencer marketing tồn tại trong các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn đang trong giai đoạn trứng nước. Chính vì vậy mà vẫn còn rất nhiều các câu hỏi được đặt ra như Influencer Marketing là gì, vì sao nó hữu dụng, những lỗi sai nào cần phải tránh để đạt được kết quả tốt nhất? Trước khi tìm hiểu những điều cần tránh, chúng ta cần phải hiểu Influencer Marketing là gì?

Mục Lục

Khái niệm Influencer marketing là gì?

Influencer marketing là một chiến lược mà bạn làm việc với những người đi đầu trong một lĩnh vực và có liên kết với nhiều khán giả. Mối quan hệ của bạn với những influencer sẽ giúp bạn tiếp cận đến khán giả của họ và truyền tải thông điệp của thương hiệu từ đó tăng độ nhận diện thương hiệu.

Khi người ta mới nghe qua cụm từ influence marketing (tiếp thị người ảnh hưởng), điều đầu tiên xuất hiện trong đầu họ là những người nổi tiếng. Nhưng chiến lược influencer marketing thời hiện đại yêu cầu nhiều hơn việc chỉ dùng người nổi tiếng để quảng bá sản phẩm. Những influencer này có thể lựa chọn một vài sản phẩm làm đại sứ. Những ý kiến của họ có tác động mạnh tới quyết định mua hàng và tạo sự yêu thích về sản phẩm với những khán giả của họ.

Đối với nhiều thương hiệu đây là một chiến lược mới nên vẫn còn những thương hiệu kiên quyết không sử dụng. Nhưng hiệu quả của nó tới mối quan hệ B2B giữa các doanh nghiệp là rất hứa hẹn. Dựa vào một khảo sát thì 94% người sử dụng chiến lược influencer marketing tin rằng nó rất hiệu quả. Vậy có những yếu tố mà một người làm chiến lược influencer marketing cần tránh?

5 lỗi lớn nhất khi lập chiến lược influencer marketing

1. Không đặt ra mục tiêu

Mục tiêu của chiến lược influencer marketing là gì
Không xác định được rõ mục tiêu của chiến lược Influencer Marketing là gì? (Ảnh: Internet)

Tưởng tượng nếu bạn tham gia một cuộc thi chạy mà không biết đích đến của mình ở đâu, bạn sẽ sớm cảm thấy chán nản và thất vọng. Con người hay có xu hướng ướng tính tiến độ công việc và tỉ lệ hoàn thành với một mục tiêu. Điều này tất nhiên cũng quan trọng với việc làm influencer marketing.

Tuy nhiên mục tiêu và những số liệu đề ra không cần phải quá chi tiết. Đưa ra một số chỉ tiêu KPI cho chiến lược như là lượng truy cập website, số lượt bình luận và thích trên mạng xã hội… Những số liệu này cần phải được đặt ra trước khi thực hiện chiến dịch influencer marketing.

2. Không làm việc chăm chỉ

Nếu như bạn không cân nhắc kĩ thì hiệu quả công việc sẽ không cao. Các yếu tố mà bạn cần tìm hiểu trước khi chọn mặt gửi vàng một influencer là:

Khán giả của họ: họ có nằm trong đối tượng mà bạn muốn bán hàng, họ ở đâu và họ có mối tương tác tốt với influencer hay không?

Danh tiếng của họ: họ cư xử như thế nào, cộng đồng mạng nói về họ ra sao, họ có là một nguồn đáng trân trọng hay không?

Nền tảng influencer marketing: bạn có nền tảng mạng xã hội riêng cho mình không, influencer và khán giả của họ có sử dụng cùng nền tảng đó hay không?

Phương tiện truyền thông mà họ lựa chọn: họ sử dụng blog hay làm video, có những phương tiện truyền thông nào khác mà họ có thể sử dụng không, những phương tiện đó có phù hợp với những định hướng của chiến dịch hay không?

3. Ước lượng nhầm độ ảnh hưởng qua kích thước khán giả

Nhiều khảo sát đã chỉ ra rằng không phải lúc nào một influencer có nhiều lượt theo dõi hơn thì sẽ có hiệu quả làm marketing nhiều hơn. Ngược lại, những người có ảnh hưởng nhỏ (micro-influencer) với khoảng 15,000-20,000 người theo dõi lại có mức độ tương tác cao hơn. Những người có ít lượt theo dõi thường thông minh hơn trong việc kéo nhiều người xem quan tâm đến mình hơn. Vì vậy các thương hiệu phải cân nhắc việc dùng influencer có ảnh hưởng lớn hay nhỏ tùy thuộc vào chiến lược influencer marketing của công ty.

4. Không coi việc sử dụng Influencer marketing như là một chiến lược cho B2B

Trong khi nhiều doanh nghiệp B2C thực hiện các chiến lược influencer marketing, nhiều doanh nghiệp B2B lại không nghĩ rằng thương hiệu mình cũng có thể sử dụng để đạt hiệu quả kinh doanh. Tất nhiên đối với B2B, thương hiệu sẽ có yêu cầu cao hơn đối với các influencer, họ cần phải có hiểu biết và thái độ chuyên nghiệp hơn.

Tuy rằng không phải thương hiệu nào cũng phù hợp để sử dụng influencer marketing, thế nhưng đa phần các thương hiệu trong nhiều lĩnh vực khác nhau đều có thể ứng dụng và tạo ra những lợi ích bất ngờ cho riêng thương hiệu đó

5. Không lựa chọn những cái tên tiêu biểu trong thị trường Influencer nhỏ

Lựa chọn tiêu biểu trong influencer marketing là gì
Lựa chọn một Influencer tiêu biểu ảnh hưởng tới hiệu quả Influencer Marketing là gì (Ảnh: Internet)

Nhiều người thường tìm kiếm những cái tên lớn trong giới influencer vì họ nghĩ rằng tên tuổi càng lớn thì hiệu quả influencer marketing càng cao. Thế nhưng điều này thực tế lại không đúng. Nhiều người vì lỗi sai này mà đã tạo ra những chiến dịch quảng cáo sai lầm và các khách hàng mất đi lòng tin vào thương hiệu.

Thay vào đó, bạn cần lựa chọn những người khiến khách hàng có thể tin tưởng. Những người mà  khiến khách hàng thấy được điểm chung với influencer đó. Đấy là lý do vì sao những influencer nhỏ hay được thương hiệu ưu ái.

Vừa rồi bài viết đã đề cập tới khái niệm của influencer marketing là gì và những lỗi các thương hiệu hay gặp phải khi tạo chiến lược influencer marketing. Để có thêm lựa chọn khi quyết định hợp tác với những người ảnh hưởng, mời các bạn tìm hiểu và đọc thêm bài viết về KOLs là gì? và Những lưu ý cho doanh nghiệp khi sử dụng KOLs là gì?

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *