Đối với một sản phẩm mới, chưa có tên tuổi hay ghi dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng. Phải làm thế nào để sản phẩm đó được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có những chiến lược marketing cho sản phẩm mới đạt hiệu quả cao.
Mục Lục
Vai trò của việc xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới
Để phát triển doanh nghiệp cần bỏ ra rất nhiều thời gian để nghiên cứu thị trường và phân tích khách hàng mục tiêu. Việc xây dựng chiến lược đóng vai trò quan trọng sau:
Nâng tầm vị thế thương hiệu
Sản phẩm có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng thì khi tiếp thị đến tay khách hàng sẽ nâng cao uy tín của doanh nghiệp một cách rõ ràng và từ đó mang lại những giá trị lợi nhuận cho doanh nghiệp trong tương lai.
Thu hút khách hàng tiềm năng
Với chiến lược marketing cho sản phẩm mới hiệu quả sẽ có khả năng tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu mà mình hướng đến.
Tăng doanh thu
Khi đã tiếp cận được nhiều khách hàng thông qua chiến lược marketing, tiếp thị doanh nghiệp sẽ gia tăng hoạt động bán hàng của tổ chức từ đó đạt hiệu quả doanh thu cao.
Chiến lược Marketing của Tesla: Từ tiêu chuẩn “bất thường” đi đến thành công
Ví dụ về sản phẩm marketing mới
Ví dụ về sản phẩm marketing mới đó chính là son môi M.O.I của Hồ Ngọc Hà. Dưới sự nghiên cứu kĩ lưỡng Hà Hồ nhận thấy thị trường nội địa đang chịu áp đảo của những dòng son tầm trung như: 3CE, Bonjours…Định vị thương hiệu là những sản phẩm mỹ phẩm hàng đầu Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với phụ nữ Á Đông. M.O.I nhấn mạnh giá thành ở tầm trung hợp lý cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu Hàn Quốc. Khách hàng mụ tiêu chủ yếu là phụ nữ trẻ, doanh nhân, dân văn phòng từ 22-30 tuổi.
Các bước xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới
Hiểu rõ sản phẩm
- Sản phẩm của bạn giải quyết được vấn đề gì cho khách hàng?
- Điều gì tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm?
- Tại sao khách hàng nên lựa chọn sản phẩm của bạn?
Khi đã trả lời được những câu hỏi này bạn sẽ tìm ra được điểm đặc biệt của sản phẩm từ đó có thể cạnh tranh với đối thủ.
Xác định khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu là những đối tượng có cùng sở thích, hành vi, nhân khẩu học. Khách hàng mục tiêu có vai trò quan trọng trong việc lên ý tưởng marketing, thu hút khác hàng và phát triển sản phẩm.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Việc hiểu và phân tích đối thủ cạnh tranh là bước quan trọng để tồn tại trên thị trường. Ý tưởng marketing cho sản phẩm phải tạo ra được sự khác biệt với sản phẩm mới và của cả đối thủ. Đó chính là điểm thu hút khách hàng.
Xác định mục tiêu cụ thể
Sau khi đã phân tích được sản phẩm mới, thực hiện nghiên cứu thị trường và cá đối thủ cạnh tranh thì bước tiếp theo bạn cần làm là xác định mục tiêu cụ thể thông qua kế hoạch marketing cho sản phẩm mới của mình.
Phương pháp phổ biến nhất đặt mục tiêu tiếp thị là sử dụng hệ thống SMART, có nghĩa là mục tiêu của bạn phải: cụ thể (S-Specific), có thể đo lường được (M-Measurable), có thể đạt được (A-Attainable), thực tế (R-Realistic) và có thời hạn (T-Time-bound).
Lựa chọn công cụ lập kế hoạch cho sản phẩm mới
Bạn có thể lựa chọn và sử dụng công cụ phù hợp với chiến lược marketing cho sản phẩm mới để tiếp cận đối tượng mục tiêu:
- Social marketing
- Trade marketing
- Advertising
- Direct marketing
- Public relations
Xác định ngân sách
Xác định ngân sách marketing cho sản phẩm mới bao gồm những hạng mục sau:
- Ngân sách chi trả cho công ty truyền thông
- Ngân sách chi trả cho nhân lực
- Ngân sách làm online marketing
- Ngân sách bán hàng
5 chiến lược marketing cho sản phẩm mới không nên bỏ qua
Chiến lược lợi thế giá thấp
Chiến lược lợi thế cạnh tranh bằng cách định giá sản phẩm ở mức giá thấp. Từ đó, doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp so với sản phẩm của đối thủ.
Chiến lược giúp doanh nghiệp kích cầu mua sắm. Từ đó, những chiến lược có lợi thế giá thấp giành được thị phần lớn hơn.
Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc dị biệt hóa sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh thì sự cạnh tranh về giá là chiến lược tốt nhất để tiếp cận khách hàng. Bởi, các sản phẩm cùng loại và thương hiệu sẽ không quá khác biệt, người mua sẽ lựa chọn sản phẩm có giá thấp hơn.
Chiến lược marketing cho sản phẩm mới tạo giá trị gia tăng
Chiến lược sẽ được thực hiện thông qua 3 giai đoạn
- Tiếp cận khách hàng: Tìm kiếm những khách hàng tiềm năng qua việc thực hiện kế hoạch marketing hiệu quả và phù hợp.
- Giữ chân khách hàng
- Chăm sóc khách hàng: Thực hiện các chiến lược tăng lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp để họ gắn bó lâu dài hơn.
Chiến lược tạo độ phủ trên các kênh phân phối
Doanh nghiệp căn cứ vào đặc thù của từng dòng sản phẩm mà lựa chọn kênh phân phối sản phẩm cho phù hợp. Việc thiết lập hệ thống phân phối cần đáp ứng những thông tin sau:
- Vị thế của sản phẩm trên thị trường
- Thương hiệu có lợi thế gì so với đối thủ
- Nắm chắc các thông tin tổng quan về thị trường Việt Nam
- Xác định đối tượng khách hàng cần phân phối đến thị trường Việt Nam
Chiến lược marketing đa kênh
Khi doanh nghiệp ra mắt thị trường sản phẩm mới, việc đơn giản hóa các hàng động tiếp thị sẽ không đem lại hiệu quả cao. Trên thực tế cần tiếp cận đa kênh quảng cáo như phương tiện truyền thông đại chúng, chiến dịch email marketing, marketing trực tiếp. Khuyến khích việc tiếp thị những ý tưởng sáng tạo, chỉ cần đảm bảo các chiến dịch phù hợp với chân dung khách hàng tiềm năng của sản phẩm đó.
Chiến lược marketing của L’Oréal: “Nữ hoàng” trong ngành làm đẹp
Kết luận:
Trên đây là chia sẻ của Agencyvn.com về cách xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và gợi ý được cho doanh nghiệp của bạn những chiến lược marketing hiệu quả trên hành trình đưa sản phẩm mới đến tay khách hàng.