Chiến lược marketing của Circle K: Bám trụ và bứt phá trên “sàn đấu” bán lẻ tiện lợi

Đi theo sự phát triển của thị trường cùng với việc nắm bắt tâm lý khách hàng, ma trận SWOT và các chiến lược marketing của Circle K đã được đặt ra và mang đến những thành công vượt bậc cho chính thương hiệu này.

Mục Lục

Đôi nét về thương hiệu Circle K

Cửa hàng tiện lợi Circle K ra đời từ năm 1951 tại Texas – Hoa Kỳ. Đầu tiên có tên gọi là KAY’s và nhanh chóng phát triển tại US với hơn 1000 cửa hàng trong năm 1975. Năm 1979, KAY’s đã đổi tên thành Circle K.

Hiện tại. Circle K đã có hơn 16.000 cửa hàng trên toàn cầu và hơn 400 cửa hàng trải dài khắp Việt Nam. Không chỉ là chuỗi cửa hàng nhượng quyền nổi tiếng đến từ Mỹ mà còn là sự uy tín, chất lượng trong từng sản phẩm, dịch vụ kinh doanh.

Đôi nét về thương hiệu Circle K

Khách hàng mục tiêu của Circle K là những người trẻ bận rộn. Circle K đã đánh mạnh vào hành vi mua hàng của các đối tượng này. Bất cứ những gì họ cần là luôn sẵn sàng phục vụ. Circle K cũng tạo ra được tệp khách hàng trung thành cho mình ở thời điểm hiện tại.

Phân tích ma trận SWOT của Circle K

Điểm mạnh

Circle K là một trong những thương hiệu quen thuộc với giới trẻ. Tệp khác hàng là nhóm người tiêu dùng trẻ tuổi ưa thích sự tiện lợi, nhanh chóng, all in one. Không chỉ vậy, số lượng các cửa hàng phủ rộng các tỉnh, thành phố, khu vực trung tâm cũng là một trong những điểm cộng lớn cho chuỗi cửa hàng tiện lợi này.

ma trận SWOT của Circle K

Điểm yếu

Các sản phẩm đa dạng, giá thành cao hơn so với các siêu thị hoặc tạo hóa thông thường. Bên cạnh đó, áp lực về mặt bằng cũng như nhân sự khiến thương hiệu cần tối ưu chi phí khá nhiều. Việc đảm bảo chất lượng dịch vụ hệ thống chưa được thống nhất. Một số cơ sở còn bị phàn nàn về an toàn thực phẩm.

Cơ hội

Thị trường Việt Nam có dân số trẻ cao. Đây là đối tượng thích khám phá, không ngại thay đổi, nhanh nhạy với các xu hướng mới trên thị trường. Thị trường vẫn còn rất tiềm năng để Circle K thể hiện điểm mạnh của mình.

Thách thức

Bên cạnh Circle K, một số mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi cũng đang phát triển hệ thống của họ tại một số khu vực dân cư đông. Tuy không phải là vị trí có mặt bằng đắt giá nhưng lại vô cùng thuận tiện cho việc mua sắm của người tiêu dùng.

Chiến lược marketing Highlands Coffee nào thành công tại Việt Nam?

Chiến lược marketing của Circle K

Về sản phẩm

Hiện trên thị trường có rất nhiều cửa hàng tiện lợi riêng với chiến lược marketing của Circle K được đánh mạnh vào sự đa dạng sản phẩm và dịch vụ.

Circle K cung cấp mọi sản phẩm khách hàng có thể cần. Từ các sản phẩm sử dụng hàng ngày, văn phòng phẩm, đồ dùng cá nhân, mỹ phẩm, bánh kẹo, thực phẩm khô, thực phẩm đóng hộp… đều được phân phối tại đây. Circle K cũng phục vụ những món ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn cho người tiêu dùng.

Bên cạnh việc cung cấp các nhu yếu phẩm hàng ngày, Circle K còn mở rộng sự tiện lợi của mình với dịch vụ giặt ủi, thẻ cào điện thoại, thẻ game, đóng hộ tiền điện, nước… phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Về địa điểm

Circle K là có diện tích rất rộng, có khu vực để ăn uống và luôn nằm ở các tuyến đường lớn, nơi đông người qua lại. Circle K đã kết hợp cửa hàng tiện lợi của mình với việc kinh doanh cafe, đồ ăn nhanh đến với mọi người.

Hiện, các mô hình kinh doanh Circle K phải luôn tìm mặt bằng với diện tích trung bình là 100-120m2, gần các khu dân cư đông đúc, trường học, thuận tiện giao thông, hình thành chuỗi thương hiệu thân quen, tiện lợi với người dân Việt Nam.

Chiến lược giá của Circle K

Vì là mô hình tiện lợi, mở cửa 24/24 và ưu tiên sự tiện lợi, tập trung vào nhóm người mua cần nhu cầu ngay lập tức, nên giá các mặt hàng tại Circle K luôn đắt hơn các cửa hàng khác như siêu thị hay tiệm tạp hóa.

Hình thức thanh toán là một trong những lợi thế cạnh tranh đầy giá trị trong Chiến lược Marketing của Circle K. Ngoài việc thanh toán bằng tiền mặt bạn có thể sử dụng hình thức quẹt thẻ, quét mã QR, zalopay, Momo, … và các dòng ví điện tử khác một cách nhanh chóng, tiện lợi.

Giá trị cốt lõi trong Chiến lược Marketing của Circle K là kinh doanh 24/7, tức là mở đều đặn các ngày trong tuần suốt 24 giờ đồng hồ thậm chí cả dịp lễ, Tết. Đây chính là điểm tạo nên sự khác biệt khi Circle K xuất hiện và phát triển ở khắp thế giới. Các cửa hàng tạp hoá nhỏ hay siêu thị lớn chỉ mở cửa tối đa đến 23h, Circle K xuất hiện đã mang đến sự tiện lợi cho khách hàng

Về xúc tiến

Áp dụng thành thạo chiến thuật mua càng nhiều giá càng rẻ, các gói sản phẩm được đi chung thành các combo giảm giá đến 50% các mặt hàng khác nhau mỗi tháng, Circle K đã thành công trong việc khiến khách hàng mua nhiều hơn lượng hàng cần thiết họ cần. Để tăng thêm lượng đồ ăn nhanh bán được, Circle K đã mang đến các chương trình ưu đãi mua 1 món ăn kèm một món nước giá sẽ rẻ hơn so với việc mua riêng lẻ. Chính những việc ấy đã giúp doanh thu của Circle K thu được “lợi nhuận khủng” hàng tháng.

Chiến dịch quảng cáo nhà chờ 3D xe buýt

Ngoài ra, cửa hàng tiện lợi “vòng tròn K” còn hợp tác với các ví điện tử như Momo, zalo pay, viettel pay… tung các mã giảm giá, săn deal hời cho nhiều khách hàng khiến mọi người thích thú và ghé đến Circle K nhiều hơn các chuỗi thương hiệu khác.

Chiến lược marketing của The Coffee House: Lối đi nào cho thương hiệu cà phê Việt

Kết luận:

Với những chia sẻ về chiến lược marketing của Circle K trên đây có thể giúp bạn trong chiến lược kinh doanh của mình. Từ đó rút ra được những kinh nghiệm riêng cho bản thân mình trong quá trình vận hành nhà hàng, quán ăn.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *