Chiến lược marketing của Samsung: Sự thành công của đế chế công nghệ

Samsung là một thương hiệu nổi tiếng toàn thế giới trong các lĩnh vực công nghệ hiện nay. Ít ai biết rằng Samsung cách đây không lâu chỉ là một doanh nghiệp không có tiếng tăm. Samsung đã nỗ lực và để trải qua muôn vàn khó khăn nhằm bắt kịp được thị trường điện thoại thông minh. Sau nhiều năm thì hiện nay Samsung đã phát triển vô cùng mạnh mẽ khiến ông lớn Apple phải e ngại.

Samsung cũng là doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ lớn nhất tính theo doanh thu và là 1 trong 7 doanh nghiệp có giá trị nhất hành tinh. Chiến lược marketing của Samsung chính là một yếu tố giúp doanh nghiệp này phát triển.

Mục Lục

Giới thiệu về tập đoàn Samsung

Samsung là tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc đặt trụ sở tại Seoul được sáng lập năm 1938 bởi Lee Byung Chul. Tập đoàn hoạt động đa ngành: thực phẩm, dệt may, bảo hiểm…Samsung tập trung nghiên cứu lĩnh vực công nghệ cao và điện tử tiêu dùng cụ thể là điện thoại, TV, chất bán dẫn…

tổng quan về tập đoàn samsung
tổng quan về tập đoàn samsung

Ma trận SWOT của Samsung

Điểm mạnh của Samsung

Giá trị thương hiệu: Để tạo nên vị thế của mình, Samsung tập trung vào chất lượng và liên tục đổi mói công nghệ sản phẩm. Yếu tố chất lượng luôn là điều tập đoàn hướng tới để cạnh tranh trên thị trường công nghệ. Samsung được coi là thương hiệu điện tử đáng tin cậy nhất hiện nay.

Vị thế thị trường tại Việt Nam

Năm 2021, Samsung là thương hiệu tốt nhất Việt Nam với tổng doanh thu chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, Samsung đã cung cấp hơn 170.000 việc làm cho người lao động.

Dẫn đầu về màn hình LCD và tivi

Từ 2008 đến 2020, Samsung luôn giữ được vị thế hàng đầu về màn hình LCD và tivi. Những sản phẩm của thương hiệu này cung cấp nhận được phản hồi tích cực từ phía người tiêu dùng.

Danh mục sản phẩm đa dạng

Danh mục sản phẩm lớn chính là lợi thế lớn của Samsung. Dòng điện thoại Galaxy có mục tiêu là khách hàng cao cấp. Đây chính là sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với Iphone của Apple.

Ma trận SWOT của Samsung

Điểm yếu của Samsung

Chưa có sự đột phá so với đối thủ

Những sản phẩm sau ra đời không có nhiều đột phá so với những sản phẩm cũ. Ngoài ra, đối thủ trực tiếp là Apple liên tục cho ra đời những sản phẩm công nghệ độc đáo đã khiến cho sự khác biệt giữa 2 hãng không đáng kể.

Danh mục sản phẩm có tên khá giống nhau gây nhầm lẫn

Một điểm yếu nữa là sự nhầm lẫn giữa tên gọi sản phẩm. Ví dụ, các dòng điện thoại thông minh Galaxy Z, Galaxy S, Galaxy Note, Galaxy A, Galaxy M có các phiên bản nhỏ khác nhau theo thời gian phát hành.

Cơ hội

Đối thủ tiềm năng thấp

Các đối thủ của Samsung cần đầu tư vốn cho hoạt động R&D. Đây là thách thức rất lớn với bất kỳ doanh nghiệp nào nên đối thủ cạnh tranh của Samsung là ít.

Công nghệ 5G ra đời

Samsung là hãng điện thoại cho ra đời điện thoại thông minh 5G. Sau đó, Apple đã ra mắt dòng Iphone hỗ trợ 5G nhưng đây vẫn là thị trường rất tiềm năng của hãng.

Ma trận SWOT của Samsung

Thách thức

Cạnh tranh cao

Đối thủ cạnh tranh của Samsung chính là Apple, hãng liên tục cho ra đời các dòng sản phẩm tiên tiến bắt kịp xu hướng tiêu dùng.

Vấn đề liên quan tới pháp lý

Năm 2011 Samsung đã bị Apple kiện về vấn đề ăn cắp thiết kế. Vụ việc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của hãng.

Phân tích chiến lược marketing của Samsung

Chúng ta hãy bắt đầu thảo luận và phân tích các phần của chiến lược tiếp thị được đánh giá cao của Samsung để rút ra được những bài học cho doanh nghiệp.

Tăng trưởng và phát triển luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ. Người tiêu dùng thường không bao giờ trung thành với những sản phẩm công nghệ, họ luôn tìm đến những sản phẩm tốt hơn. Nhờ vào chiến lược của Samsung tại Việt Nam nên họ chưa bao giờ thất bại.

Samsung đã trở thành thương hiệu dẫn đầu xu thế đổi mới thay vì đáp ứng nhu cầu. Họ đã tạo ra nhu cầu cho mọi người bằng những danh mục sản phẩm độc đáo, thú vị. Các sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm của Samsung bao gồm: Tivi, máy ảnh, tủ lạnh, điều hòa, điện thoại, máy tính…

Hãy cùng phân tích từng phần của chiến lược marketing của Samsung để từ đó rút ra những bài học cho doanh nghiệp nhé.

chiến lược marketing của samsung

Chiến lược xúc tiến của Samsung là một trong những chiến lược cạnh tranh chính của samsung trên thị trường hiện nay (Ảnh: Internet)

Tiếp thị hỗn hợp

Samsung là nhà sản xuất coi việc chào hàng là một hoạt động tiếp thị thông qua con người và họ đã từng chia sẻ rằng “Có thể đạt được thành công hay nhận về thất bại phụ thuộc rất lớn vào việc chuẩn bị nhân sự”. Người đại diện bán hàng của Samsung luôn phải mang theo những tài liệu nhằm mục đích giới thiệu và cung cấp cho khách hàng thông tin cần thiết một cách kịp thời. Các yêu cầu tiếp thị của Samsung luôn đạt những yêu cầu căn bản sau:

Hoạt động bán hàng: Samsung cung cấp cho khách hàng thông tin cần thiết với mục đích phải ra được đơn hàng.

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Nhân viên tiếp thị của Samsung luôn phải đặt lên hàng đầu việc đưa công ty của mình có vị trí tốt trong tâm trí của khách hàng.

Thu thập tin tức và cung cấp thông tin cần thiết: Nhân viên bán hàng Samsung luôn có thể cập nhật những thông tin hữu ích cho việc hoạch định chương trình quảng cáo, khuyến mãi

Samsung đã đạt được thành tựu lớn với các sản phẩm điện thoại di động, có được sự tin cậy của người tiêu dùng trên toàn thế giới. Ngoài ra Samsung cũng có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Sự đa dạng về sản phẩm cũng chính là khía cạnh mạnh mẽ nhất của chiến lược tiếp thị hỗn hợp từ Samsung.

Khuyến mãi

Samsung sử dụng rất nhiều công cụ khuyến mãi khác nhau, bao gồm cả catalog, slide, sản phẩm mẫu, tài liệu và công cụ tại điểm bán hàng,… Ngoài ra, chiến lược marketing của Samsung còn yêu cầu nhỏ đến từng công cụ ví dụ như:

  • Catalog phải hấp dẫn, đẹp mắt, thu hút người tiêu dùng với nội dung dễ hiểu.
  • Sản phẩm trên catalog phải rõ ràng về kiểu dáng, kích cỡ của sản phẩm

Nếu samsung muốn gửi tặng mẫu hàng nhỏ với giá trị thấp thì họ sẽ phải gửi qua bưu điện, đại lý bán hàng và người tiếp thị lưu động. Còn đối với sản phẩm lớn có giá trị cao thì samsung sẽ lập ra các showroom hoặc triển lãm nhằm mục đích giới thiệu, trưng bày.

Ngoài ra thì Samsung luôn triển khai những chiến lược giá hấp dẫn nhằm mục đích kích thích người tiêu dùng, 2 chiến lược giá trong Marketing mix 4P của Samsung thường sử dụng đó là:

Chiến lược giá hớt váng: Tất cả những dòng điện thoại thông minh của Samsung đã và đang dẫn đầu thị trường và cạnh tranh trực tiếp với Apple. Samsung luôn ra mắt những sản phẩm có những tính năng tương tự với những sản phẩm dẫn đầu thị trường của các hãng khác nhưng với một mức giá rẻ hơn, từ đó sẽ thu hút khách hàng từ những đối thủ của mình.

Chiến lược giá cạnh tranh: Đây là phần quan trọng trong chiến lược marketing của Samsung. Samsung đã đối mặt với những khó khăn trong việc vượt qua đối thủ cạnh tranh khác bằng cách sử dụng giá cả cạnh tranh. Samsung cũng là thương hiệu luôn đi đầu trong việc sáng tạo, nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

chiến lược khuyến mãi là một trong những chiến lược marketing của samsung

Chiến lược khuyến mãi là một trong những chiến lược marketing của samsung (Ảnh: Kenh93)

Phát hành tạp chí nhằm quan hệ cộng đồng

Điểm đặc biệt trong mỗi chiến lược marketing của Samsung đó là hãng luôn tự biên tập và sản xuất cho mình những ấn phẩm, tạp chí trong nội bộ và cả tới tay người tiêu dùng. Những tạp chí đó luôn công khai và chia sẻ rõ sự thành công mà hãng cũng như đại lý, nhà phân phối đạt được. Đây được hãng xem như một cách quảng cáo qua báo chí nhưng không phải trả tiền.

Chiến lược quảng cáo của Samsung

Khi bắt đầu chạy một chương trình quảng cáo thì Samsung luôn có những yêu cầu khắt khe với nhân viên marketing của họ, và mỗi chiến dịch digital marketing của Samsung đều phải thực hiện những quyết định  và nguyên tắc chủ yếu sau.

Quyết định 5M của Samsung

Mission: Mục tiêu của quảng cáo

Money: Chi phí của quảng cáo

Message: Thông điệp của quảng cáo

Media: Sử dụng phương tiện truyền thông nào

Measurement: Cách định giá kết quả

Chiến lược quảng cáo của Samsung

Nguyên tắc AIDA của Samsung

Attention: Thu hút sự chú ý

Interest: Khiến mọi người thích thú

Desire: Tạo sự ham muốn cho khách hàng

Action: Mua hàng

Ngoài ra thì Samsung không ngừng xây dựng những biện pháp và chiến lược xúc tiến bán hàng và tận dụng điểm nổi bật, cơ bản về marketing. Ngoài ra còn chú trọng tới những điểm nhỏ và chương trình khuyến mãi để mọi chiến dịch quảng cáo được thực hiện tốt hơn và đem lại cho khách hàng niềm tin để thương hiệu có được chỗ đứng tốt với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.

Chiến lược phân phối của Samsung

Samsung đã sử dụng rất nhiều kênh tiếp thị khác nhau trong ngành công nghiệp của mình và từ chiến lược đó, các đại lý  dịch vụ mới được xem xét để bán hàng cho doanh nghiệp.

Tại một số nơi thì Samsung có hợp đồng với những doanh nghiệp có khả năng phân phối sản phẩm toàn thành phố.

chiến lược phân phối của samsung

Chiến lược phân phối của samsung – Ảnh: Internet

Những lý do có thể khác nhau, nhưng một số có thể ít được coi trọng hơn trong việc giám sát các kênh phân phối hoặc trả ít tiền hơn tới những công ty phân phối bởi khi phân phối một lượng hàng lớn, công ty sẽ luôn được giảm giá.

4Ps: Chiến lược marketing của Samsung thường sử dụng những khuyến mãi đa dạng để thu hút khách hàng tiềm năng. Samsung tiếp cận các chiến thuật quảng cáo khác nhau để thu hút khách hàng mua sản phẩm. Samsung thường xuyên có chương trình khuyến mại để khách hàng có cơ hội tham gia những lễ hội trên toàn thế giới.

Tài trợ: Samsung là một trong những doanh nghiệp sở hữu số lượng nhân viên lớn nhất thế giới, lên đến 150.000. Samsung cũng là một nhà tài trợ cho nhiều đơn vị như nhà hát Opera Sydney, quỹ châu đại dương, giải thưởng NSWIS…

Kết Luận

Chiến lược marketing của Samsung là chiến lược mà các doanh nghiệp khác nên tham khảo, học hỏi. Dù bạn cố gắng thế nào thì chiến lược của Samsung tại Việt Nam luôn là bàn đạp giúp phát triển doanh nghiệp của bạn hơn. Hãy xem xét việc đa dạng sản phẩm vì nó có thể mang lại những lợi ích không ngờ tới cho doanh nghiệp của bạn. Hãy sử dụng một cách khôn ngoan để doanh nghiệp của mình đứng vững hơn nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *