Viettel không chỉ phát triển ở lĩnh vực viễn thông mà còn đang phát triển và lấn sân sang nhiều thị trường ngách khác. Để có thể phát triển và vững vàng như ngày hôm nay, chiến lược marketing của Viettel đã được xây dựng và triển khai hiệu quả. Hãy cùng Agencyvn.com tìm hiểu nhé
Mục Lục
Đôi nét về tập đoàn Viettel
Tập đoàn Viettel là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng có vốn từ nhà nước. Tập đoàn có trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và những lợi ích hợp pháp của Tổng công ty Viễn thông Quân đội. Tập đoàn Viettel là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin.
Chiến lược marketing của Viettel luôn hướng tới sự phát triển bền vững. Tập đoàn luôn thấu hiểu được những gì khách hàng mong muốn và cố gắng để đáp ứng. Công ty luôn nỗ lực để sáng tạo, phục vụ tốt các nhu cầu riêng biệt với sự sẻ chia và thấu hiểu khách hàng.
Chiến lược marketing của Samsung: Sự thành công của đế chế công nghệ
Mô hình SWOT của Viettel
Điểm mạnh
– Thị phần: Doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam, chiếm gần 50% thị phần.
– Nguồn nhân lực trẻ, năng động: Vơi chế độ đời sống nhân vine tốt, cũng như mức thưởng cao cho các ý tưởng mới giúp cho người lao động an tâm hơn khi làm việc và sáng tạo
– Hoạt động chăm sóc khách hàng đa dạng: Nhều chương trình xã hội hướng đến cộng đồng như: chúng tôi là chiến sĩ, vang mãi khúc quân hành. Hay những chương trinh hướng đến chăm sóc khách hàng như: chương trình quà tặng hàng tháng cho khách hàng, chính sách bảo hành thiết bị hàng tháng…
Điểm yếu
– Ít kinh nghiệm hơn đối thủ: Tham gia vào thị trường năm 1989 muộn hơn so với đổi thủ cạnh tranh là tập đoàn viễn thông VNPT(1945) gồm Mobifone (1993) và Vinaphone (1997) nên có ít kinh nghiệm trên thị trường hơn.
– Chiến lược kinh doanh quốc tế của Viettel chưa phát triển bởi
Cơ hội
Năm 2010, Viettel trở thành cái tên tiêu biểu về đầu tư nước ngoài. Viettel bắt đầu mở rộng thị trường sang Lào và Campuchia khi các rào cản về pháp luật, văn hóa cũng dần giảm đi do quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. Vì vậy, cơ hội để Viettel khẳng định mình trên môi trường quốc tế còn rất nhiều.
Chiến lược marketing của Viettel bám sát vào chính phủ trong ngành bưu chính, viễn thông. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm gấp 2-3 lần tốc độ tăng trưởng GPP
CNTT là lĩnh vực đang không ngừng phát triển ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Đây chính là cơ hội tốt để Viettel phát triển. Với nguồn vốn hơn 500.000 tỷ và đội ngũ nhân viên tài năng, Viettel có thể ngày càng nhanh chóng cập nhật để vượt xa các đối thủ cạnh tranh của mình, hoàn toàn chính lĩnh thị trường tiềm năng.
Thách thức
Cơ sở pháp lý cho các hoạt động kinh doanh thiếu sự đồng bộ, lỏng lẻo và chưa thống nhất
Thị trường viễn thông Việt Nam phat triển với tốc độ tăng trưởng nhanh, thu hồi vốn lớn với mức tăng trưởng duy trì từ 60-70%.
Hoài bão tụ sản xuất các trang thiết bị thông tin, CNTT trong khi nguồn nhân lực với trình độ cao còn ít, chưa có các ngành hỗ trợ cho sản xuất công nghệ cao cũng là mâu thuẫn cần được giải quyết.
Thách thức lớn nhất đối với Viettel là phát triển và quản lý tập đoàn với quy mô vô cùng lớn, bao gồm nhiều công ty con, bộ máy hoạt động trải rộng từ nông thôn ra tới ngoài biên giới Việt Nam tới các nước Châu Á, Châu Phi…Nay, tập đoàn đã vượt qua được những khó khăn ban đầu và đối đầu với thách thức hiện tại là chăm sóc khách hàng, phát triển dịch vụ gia tăng trên nền tảng internet còn yếu.
Chiến lược marketing của Viettel
Đối với chiến lược marketing 4P của Viettel, tập đoàn đã đặt ra những chiến lược chính như sau.
Chiến lược sản phẩm của Viettel
Tập đoàn hoạt động trong nhiều lĩnh vực nên sản phẩm khá đa dạng. Do vậy, chiến lược marketing của Viettel luôn quan tâm đén phát triển sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
Chất lượng sản phẩm được đảm bảo đạt tiêu chuẩn, dịch vụ phải tốt nhất và mới nhất với công nghệ hiện tại.
Chiến lược giá của Viettel
Giá được quyết định phụ thuộc vào mẫu mã, phân phối của sản phẩm để hình thành chiến lược marketing nhất quán và có hiệu quả cao. Chiến lược giá của Viettel thấp nên rất phù hợp với dịch vụ, giá cả mà Viettel cung cấp. Những gói cước Viettel cung cấp rất hấp dẫn và phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng. Những gói cước khác biệt mà Viettel đã sở hữu thì không một doanh nghiệp viễn thông nào có.
Chiến lược phân phối
Viettel nỗ lực lắp đạt các trạm sóng trên toàn quốc để tiếp cận khách hàng đã tạo sự khác biệt với đổi thủ giúp thương hiệu khẳng định được vị trí số 1 của mình trong thị trường viễn thông.
Viettel đang trở thành doanh nghiệp có độ phủ sóng rộng nhất: sở hữu khoảng 12.000 trạm thu phát sóng ở cả thành phố và nông thôn.
Chiến lược quảng cáo của viettel
Các chương trình quảng cáo, khuyến mãi của Viettel luôn đúng thơif điểm, đúng đối tượng để kích thích khách hàng sử dụng dịch vụ, sản phẩm nhiều hơn. Một số ưu đãi của Viettel như: miễn giảm cước phí sử dụng, nhận quà sinh nhật hàng năm…
Bên cạnh đó, Viettel cũng sử dụng chiến lược quảng cáo với nhiều chương trình gắn với lợi ích xã hội như các chính sách nhân đạo, quan tâm đến người nghèo và trẻ em. Viettel đã chi ra hàng tỷ đồng để ủng hộ người nghèo với chương trình đặc biệt tổ chức vào cuối năm như: chương trình “nối vòng tay lớn”. Viettel còn góp sức chung tay để gây quỹ cho chương trình “Trái tim cho em” với mục đích giúp cho các em bị bệnh tim bẩm sinh có cơ hội được phẫu thuật để có một trái tim khỏe mạnh hơn.
Chiến lược marketing của Zalo – Ứng dụng chat hàng đầu Việt Nam
Kết luận:
Chiến lược marketing của Viettel đã được xây dựng một cách hiệu quả để có vị trí như ngày hôm nay.